Nám da là một vấn đề về da khá phổ biến, tuy nhiên ít người biết rằng nám da được chia thành nhiều loại. Hiểu được các cách phân loại nám da sẽ phần nào giúp bạn sớm có biện pháp điều trị nám da phù hợp và sớm lấy lại làn da tươi sáng. Hãy cùng Glutathione Việt Nam đi tìm hiểu về các loại nám da phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.
Trên thực tế, nám da có thể chia thành nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là 3 loại chính: nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp. Nhưng trước hết, nếu bạn chưa hiểu rõ về nám da, hãy tham khảo bài viết: Nám da là gì? nhé!
Nội dung chính:
1. Nám mảng – Loại nám da thường gặp nhất
Nám mảng là loại nám xuất hiện thành từng mảng có kích thước lớn nhỏ khác nhau và phân bố ngẫu nhiên trên da mặt với màu sắc chuyển từ nhạt đến đậm không đồng nhất, có đường biên giới rõ ràng giữa các mảng nám.
1.1. Nguyên nhân gây nám mảng
Nám mảng hình thành do sự gia tăng quá mức của các hắc tố melanin ở lớp trung bì và thượng bì.
Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng nám mảng là: Nội tiết tố thay đổi khi mang thai, uống thuốc tránh thai, tác dụng phụ của mỹ phẩm
Nám mảng là loại nám xuất hiện thành từng mảng có kích thước lớn nhỏ khác nhau
1.2. Dấu hiệu nhận biết nám mảng
- Vết nám có màu nâu vàng hoặc nâu đậm, màu sắc của chúng không đồng nhất, có thể đậm hay nhạt.
- Nám xuất hiện thành từng mảng rõ rệt, không có sự lẻ tẻ như tàn nhang, thường có kích thước lớn từ 2 – 4cm
- Nám mảng thường xuất hiện trên những vùng da hở chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ánh nắng mặt trời như hai bên gò má, trán, mũi, cánh tay, ngực,… một số trường hợp nặng nám mảng còn che kín cả khuôn mặt.
2. Nám chân sâu – Loại nám khó chữa trị nhất
Nám chân sâu sâu (nám sâu, nám đốm) là tình trạng trên da xuất hiện các đốm màu thâm vàng hoặc hơi nâu có kích thước khác nhau.
2.1. Nguyên nhân gây nám chân sâu
Nám chân sâu xuất hiện do các hắc sắc tố melanin tích tụ ở phần hạ bì nhưng lại phân bố không đồng đều và hình thành nhiều chân nám. Dưới sự tác động của các yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài, chân nám có khả năng ăn sâu và tiếp tục kích thích sản sinh hắc tố melanin.
Với sự tương trợ của tế bào melanocyte, các melamine này nhanh chóng được đẩy lên trên lớp biểu bì và tạo thành các đốm sậm màu xuất hiện trên bề mặt da.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng nám chân sâu là: Yếu tố di truyền, do mắc bệnh gan hoặc phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Nám chân sâu xuất hiện do các hắc sắc tố melanin tích tụ ở phần hạ bì
2.2. Dấu hiệu nhận biết nám chân sâu
- Vết thâm xuất hiện trên bề mặt da rải rác từng đốm da sẫm màu và thường tập trung thành từng cụm.
- Kích thước ban đầu của mảng nám thường lớn hơn đầu đũa và phát triển rộng ra.
- Nám chân sâu có màu đen sẫm, màu xám hoặc màu xanh xám
- Vùng má, trán, cằm là những nơi thường hay bị nám chân sâu nhất.
- Chân nám ăn sâu dưới lớp hạ bì nên rất khó điều trị
- Đối tượng dễ bị nám chân sâu nhất là phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
Nám chân sâu thường rất khó để điều trị dứt điểm nhưng lại rất dễ tái phát và có thể làm cho da sậm màu hơn. Để tìm hiểu cách phòng và chữa trị nám chân sâu hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết: Nám chân sâu là gì?
3. Nám hỗn hợp – Loại nám ít gặp nhất
Nám hỗn hợp là sự kết hợp giữa 2 loại nám mảng và nám chân sâu.
3.1. Nguyên nhân gây nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp được hình thành do các tế bào melanocyte (tế bào tạo sắc tố) đẩy hắc sắc tố melanin lên trên. Các hắc sắc tố này không ở lại lớp tế bào sừng mà rơi xuống trung bì, hạ bì tạo thành chân của nám và biểu hiện trên da mặt bằng những đốm đen sẫm màu.
Sự tăng sinh melanin do tác động của ánh sáng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nám hỗn hợp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là do di truyền, thay đổi nội tiết tố, lão hóa da, thời kỳ tiền mãn kinh…
Nám hỗn hợp là sự kết hợp giữa 2 loại nám mảng và nám chân sâu.
3.2. Dấu hiệu nhận biết nám hỗn hợp
Vùng bị nám hỗn hợp thường là vùng sống mũi, quanh mắt, 2 bên gò má và trán với dấu hiệu xuất hiện cả mảng nám và cả các đốm nám màu thâm vàng hoặc hơi nâu có kích thước khác nhau.
- Bạn có biết cơ chế nào gây ra nám da không, tìm hiểu bài viết: Nám da hình thành như thế nào? để hiểu rõ hơn nhé.
4. Cách chữa trị các loại nám da hiệu quả
Nhìn chung, nám da là tình trạng xuất hiện những vết, những vùng da biến đổi sắc tố màu nâu xám trên mặt, phát triển chậm, có xu hướng ngày càng đậm màu nếu không có biện pháp phòng ngừa. Nám da không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nên cần được điều trị đúng cách.
Điều trị nám là một quá trình dài và cần sự kiên trì. Khi thấy mình có dấu hiệu của một trong các loại nám da trên, việc đầu tiên là hãy bình tĩnh, không vội vàng tìm kiếm các phương thức trị nám cấp tốc bởi các phương pháp này đều tiềm ẩn nguy cơ hư tổn, bào mòn da, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Tiếp theo, hãy thực hiện các biện pháp sau:
4.1. Chế độ ăn uống cải thiện nám da
- Tránh những thực phẩm và món ăn có khả năng làm sung huyết trên da, dẫn tới các vết nám đậm hơn.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các gia vị gây nóng.
- Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng.
- Tăng cường các thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa da.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E
4.2. Hạn chế các tác nhân gây nám da
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với tia UV bằng cách đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời và sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các loại tẩy trắng da…
- Không lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh…
4.3. Sử dụng sản phẩm giúp trắng da, ức chế sự hình thành melanin
Như chúng ta đã thấy, dù là loại nám da nào thì nám da cũng là hậu quả của việc tế bào melanocytes tổng hợp nên quá nhiều melanin dưới da. Để phòng ngừa nám da, cải thiện làn da đang bị nám sạm, bạn hãy bổ sung sớm các hoạt chất giúp ức chế sự hình thành melanin như Glutathione.
Đây là hoạt chất có khả năng tác động tới quá trình tổng hợp melanin qua khả năng ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, giúp giảm sản sinh Melanine, kết quả là các vết thâm nám cũ bị xoá mờ, da dần trắng sáng và đều màu hơn.
Ngoài ra, hoạt động của các hoạt chất L-Glutathione còn giúp ngăn chặn sự tác động của tia UV, làm giảm kích thích tế bào hắc tố sản sinh dưới lớp biểu bì da. Không những thế glutathione còn rất tốt để phòng và chữa bệnh, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn điều này trong bài viết: Tác dụng của Glutathione đối với sức khỏe.
Viên ngậm dưới lưỡi Glutathione là giải pháp trị nám hiệu quả
Bạn có thể bổ sung Glutathione qua sản phẩm viên ngậm dưới lưỡi Glutathione của Italia. Đây đang là xu hướng làm trắng da và cải thiện thâm nám, tàn nhang hàng đầu bởi khả năng hấp thụ qua các mao mạch dưới lưỡi mà không bị phân hủy bởi dịch vị dạ dày hay bởi gan như dạng uống khác. Viên ngậm Glutathione đã và đang có mặt tại 7 quốc gia Italy, Singapore, Thailand, Trung Quốc, Philippine, Azerbaijan và lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
Hiện tại viên ngậm dưới lưỡi Glutathione đang được phân phối độc quyền tại Việt Nam qua Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ VitaA. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY nhé!
Bên cạnh việc thực hiện tốt những lưu ý trên, nếu có thể, hãy đến chuyên khoa da liễu để khám da mặt để hiểu rõ nhất về tình trạng da của mình, loại nám da mắc phải, từ đó việc điều trị nám cũng thuận lợi hơn.